VỎ ĐIỆN THOẠI VERTU VÀNG 18K FUUL KIM CƯƠNG

NHẬN LÀM VỎ ĐIỆN THOẠI VERTU  VÀNG 18K ( 750% ) FULL KIM CƯƠNG  GIÁ TỐT


Nhận làm vỏ điện thoại vertu từ vàng nguyên khối 14k - 18k đính kim cương, hoặc không ..theo yêu cầu .. nhận làm tất cả các dòng sản phẩm điện thoại của hãng Vertu và các hiệu điện thoại khác như Nokia , samsung, Mobiado, iphone , v.v..
 Thiên Phú Jewelry nhận làm : vỏ đồng hồ hàng hiệu các loại - trang sức kim cương hàng hiệu 14k - 18k


Khách hàng có nhu cầu gia công xin liên hệ : 
   Xưởng gia công trang sức Thiên Phú Jewelry 
    Địa Chỉ : 113 / 71 Võ Duy Ninh , Phường 22 , Quận Bình Thạnh , TP.HCM ( sau lưng tòa nhà The Manor  96 Nguyễn Hữu Cảnh )
Zalo : 09 9696 0929    Gặp Thiên

vo-dien-thoai-vertu-full-kim-cuong-vang-khoi-18k-do-lai

vỏ điện thoại vertu  full kim cương vàng khối 18k độ lại
từ nguyên bảng gốc bằng thép



Quá trình lắp ráp VERTU

san-pham-vo-dien-thoai-vertu-vang-18k-full-kim-cuong-chuan-bi-giao-cho-khach

Sản phẩm vỏ vertu  full kim cương vàng khối 18k chuẩn bị giao cho khách 

vo-vertu-chuan-bi-gan-da-kim-cuong

vỏ vertu chuẩn bị gắn đá 





Nhận độ làm vỏ điện thoại  VERTU SIGNATURE  S  bằng vàng khối 18k  ( 750% ) full kim cương , hoặc không có gắn kim cương 

Nhận làm  tất cà các dòng sản phẩm trang sức kim cương  hàng hiệu.


Nhận làm  tất cà các mẩu đồng hồ Piaget có đính kim cương.


Nhận gia công thiết kế , mua bán trang sức kim cương giá tốt.




................................


Hãng điện thoại  Vertu dừng sản xuất 

Hãng điện thoại Vertu xa xỉ của Anh đã phải đóng cửa nhà máy vì không thể đàm phán thành công với các chủ nợ.

Có đến 105 đồ vật biểu tượng của Vertu trong bảo tàng lịch sử lâu đời của công ty này phải đem bán đấu giá với mức khởi điểm từ 20.000 bảng Anh (khoảng 26.000USD).
Một bức tượng bằng đồng chạm khắc hình chiến binh cưỡi ngựa, mang biểu tượng Vertu như một thứ vũ khí được có giá ở vào thời điểm người viết bài này là 775 bảng Anh (khoảng 1000USD).

Đây được xem là một sự sụp đổ đáng kinh ngạc cho một thương hiệu Vertu lừng danh, thương hiệu điện thoại từng có sản phẩm đặt tại các cửa hàng hàng xa xỉ nhất trên thế giới.


Tượng đồng trong bảo tàng của Vertu mang ra bán đấu giá. Ảnh: Thenextweb.

Các hãng bán lẻ Mỹ đua nhau phá sản
Ông chủ Murat Hakan Uzan vừa thất bại trong việc cứu Vertu khỏi phá sản khi đề nghị trả các chủ nợ 1,9 triệu bảng trên tổng số nợ 128 triệu Bảng. Theo The Financial Times và The Telegraph, các nhà máy của Vertu tại Anh sẽ phải dừng hoạt động khiến cho 200 nhân viên mất việc làm.



Tuy nhiên, ông Uzan vẫn sẽ giữ lại thương hiệu Vertu, công nghệ và giấy phép thiết kế. Theo một nguồn tin thân cận, ông chủ Vertu đã có kế hoạch khôi phục lại thương hiệu này.

Tháng 3 năm nay, Murat Hakan Uzan mua lại Vertu từ công ty Godin Holdings của Trung Quốc khi mà doanh nghiệp này được cho là đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản từ năm ngoái. Trước đó, Vertu đã không đưa ra được báo cáo tài chính năm 2015.

Vertu được thành lập từ năm 1998 và là một phần của thương hiệu Nokia. Năm 2012, doanh nghiệp Phần Lan đã bán Vertu cho EQT. Đến năm 2015, Vertu được Godin Holdings mua lại. Từ khi thành lập, Vertu đã bán được hơn 500.000 chiếc điện thoại xa xỉ của mình.




Vụ phá sản đã khiến hãng điện thoại Vertu bán đi nhiều sản phẩm với giá rẻ giật mình, có sản phẩm rẻ bằng 1/10 giá trước đó.
Vài tháng trước, nhà sản xuất điện thoại Vertu lừng danh một thời thông báo sẽ thanh lý sản phẩm sau khi gặp khó khăn về tài chính. Để thanh lý các vật phẩm, Vertu không chỉ giảm giá mà còn bán đấu giá các trang thiết bị bên trong nhà máy gia công tại Anh.

Tuy nhiên, hiện tại người dùng có thể mua các sản phẩm của Vertu với giá rẻ hơn rất nhiều. Cụ thể chiếc Vertu 18kt Yellow Gold Signature S, mạ vàng 18 kara, bọc da cá sấu, trước kia có giá 19.000 USD (khoảng 430 triệu đồng) thì nay giá khởi điểm chỉ còn 1.150 bảng Anh (tương đương 34 triệu đồng).





Các loại máy gia công điện thoại Vertu cũng được đem ra bán đấu giá.

Có thể xem đây là điều thật sự đáng buồn cho một hãng điện thoại Vertu lừng danh một thời khi họ phải bán đi những đứa "con cưng" với giá quá rẻ.

Ngày 14/7, Vertu tuyên bố đóng cửa nhà máy sản xuất, khép lại 16 năm sóng gió cũng hãng điện thoại “sang chảnh” bậc nhất thế giới. Sự thất bại của Vertu đã có thể dự đoán từ trước đó, khi mà thương hiệu này liên tiếp gặp phải những vấn đề về doanh số và tài chính. Mỗi lần rơi vào khủng hoảng, hãng lại được đổi chủ, tuy nhiên không có cái tiến đáng kể nào được tạo ra. 

Có thể nói, thất bại của Vertu gói gọn trong hai chữ: khác biệt.

Được mệnh danh là gã nhà giàu thích “chơi ngông”, Vertu tự đặt ra câu hỏi “Nếu tiền không phải là giới hạn, điện thoại có thể "chất" tới đâu?”. Với triết lý ấy, mọi chiếc điện thoại của hãng đều được chế tác từ những chất liệu tinh túy nhất, dưới bàn tay của những nghệ nhân hàng đầu. Đây chính là lí do khiến giá của một chiếc điện thoại Vertu rất cao, từ vài nghìn hàng vài chục nghìn USD. Đắt là vậy, nhưng sản phẩm của Vertu lại không đáp ứng được nhu cầu thực sự của người tiêu dùng.



Trên thực tế, người tiêu dùng muốn một chiếc smart phone với hệ điều hành thân thiện, các thông số kĩ thuật tốt và có khả năng kết nối với kho tàng các ứng dụng trên di động. Và hầu hết các mẫu điện thoại của Vertu không đáp ứng được điều này. Ngay cả giới thượng lưu, đối tượng khách hàng mục tiêu của Vertu, cũng chuyển dần sang các thương hiệu khác như Apple hay Samsung. Chỉ mới gần đây, hãng mới ra mắt mẫu smart phone cao cấp với những tính năng phù hợp. Nhưng lúc này thì đã quá muộn. 

Vertu không sai khi muốn đem tới những kiệt tác điện thoại. Cái sai của Vertu là đã cố chấp giữ lấy những giá trị không còn phù hợp, thay vì đi theo những xu thế mới. Mọi người thường nói “Khác biệt hay là chết”, còn đối với Vertu, họ chết vì quá khác biệt! 

Sự khác biệt có thể khiến bạn trở nên vĩ đại, nhưng cũng có thể khiến bạn trở nên không còn phù hợp với cộng đồng. Bạn không muốn đi theo xu hướng của đám đông? Vậy thì hãy chắc chắn rằng mình có đủ khả năng để tạo ra xu hướng mới. Còn nếu không, bạn sẽ chỉ tự đào thải chính mình mà thôi. Vertu đã phải trả giá bằng một bài học khắc nghiệt và đau đớn.

Vertu là một hãng sản xuất điện thoại siêu sang lên đến hàng tỷ đồng có trụ sở tại Anh. Thiết bị của hãng được làm bằng vật liệu sang trọng như da cá sấu, tinh thể Swarovski và vàng.



Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của Vertu dường như đang gặp rắc rối trong thời gian gần đây, cụ thể dây chuyền sản xuất của hãng bị trì hoãn, trả lương không đúng thời hạn cho công nhân.

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 3 năm nay khi Vertu bị Baferton một công ty được chống lưng bởi Hakan Uzan - nhà đầu tư đến từ Thổ Nhĩ Kỳ mua lại.  

Tuy nhiên, chủ trước đó của Vertu, giám đốc quỹ phòng hộ rủi ro Hồng Kông, Gary Chen cho biết ông đã không hề nhận được một đồng xu nào từ 50 triệu bảng theo như hợp đồng mua bán này, điều duy nhất ông nhìn thấy từ công ty của Uzan là một bức ảnh chụp màn hình chuyển khoản ngân hàng.

Trong khi đó, các luật sư của Uzan cho biết rằng sau sự thay đổi quyền sở hữu, họ bị sốc khi phát hiện ra rằng các nhà cung cấp của Vertu chưa được thanh toán trong một năm rưỡi cụ thể đó là Microsoft và Qualcomm. Nhưng cũng may thay, Vertu không còn nợ các khoản lặt vặt khác.

Nhưng những nạn nhân thực sự trong vụ lùm xùm này không phải là phía Chen hay Uzan mà là toàn bộ nhân viên của công ty. Họ đã gửi đơn khiếu nại khi không được nhận lương chính thức từ thứ 3 tuần trước.

Trong khi đó, phía Uzan tuyên bố thứ 6 tuần này mới là lịch nhận lương thực sự.  Ngoài ra, khoản khấu trừ lương hưu hàng trăm ngàn bảng Anh của họ đã không được trả vào quỹ hưu trí của Vertu kể từ tháng hai.


Vertu phá sản.. Sang trọng, đẳng cấp nhưng số phận long đong như Nokia


Là một hãng điện thoại đẳng cấp, dành cho giới thượng lưu, thế nhưng số phận của Vertu lại long đong không kém gì Nokia. Và mới đây, Vertu chính thức tuyên bố phá sản vì không thể chi trả nợ nần.

Tạm biệt giấc mơ điện thoại siêu sang



Theo thông tin do tờ Telegraph cung cấp. Với số tiền nợ lên tới 128 triệu bảng Anh, trong khi Vertu chỉ đàm phán với các chủ nợ trả được khoảng 1,9 triệu bảng Anh và thất bại. Kết quả là hoạt động sản xuất của hãng điện thoại siêu sang tại Anh sẽ bị dừng lại, tất nhiên 200 người sẽ bị mất việc và nhà máy sẽ phải đóng cửa.

Tuy Vertu sẽ phải tuyên bố phá sản trong thời gian tới nhưng người chủ mới của họ, ông Uzan, sẽ được phép sử dụng lại thương hiệu Vertu cùng với các công nghệ và giấy phép thiết kế của hãng điện thoại này.





* Để tìm hiểu thêm về hành trình đầy gian nan của Vertu, một hành trình có lẽ không kém gì của Nokia. Mời các bạn cùng xem bài viết mình đã thực hiện ngay bên dưới đây.

Người chủ mới đầy rắc rối

Theo trang Telegraph, Uzan là một gia tộc đã có điều tiếng xấu trong việc kinh doanh, họ đã từng bị chính "cha đẻ" của Vertu là Nokia đưa ra toà vào năm 2002. Trước đó, Uzan cũng từng mượn tiền của Nokia và Motorola nhằm thành lập nhà mạng Telsim vào năm 1994, mở đường cho Vodafone kinh doanh tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Gia tộc Uzan trước đây cũng từng nắm giữ nhiều công ty lớn nhỏ khác nhau, trong đó có cả ngân hàng và nhiều trạm phát sóng. Nhưng sau những vụ bê bối kể trên, họ bắt đầu mất dần uy tín vào năm 2003.

Trong khi đó, Vertu sau khi được mua lại bởi Godin Holdings không có sự chuyển biến đáng kể vì thị trường điện thoại ngày càng khốc liệt, kể cả ở phân khúc dành riêng cho giới thượng lưu.




Godin Holdings chẳng thu lại được một đồng lợi nhuận nào trong thương vụ mua lại hãng điện thoại cao cấp này, và... họ đã hết kiên nhẫn với Vertu.

Đồng thời lúc này, gia tộc Uzan đang muốn tìm lại hào quang xưa, họ tin rằng Vertu sẽ giúp họ hiện thực hoá điều đó. Vậy nên thương vụ mua bán Vertu đã được diễn ra giữa Godin Holdings và gia tộc Uzan.

Vì sao Vertu bị bán đến 3 lần?

Nếu lần thứ 3 Vertu bị bán cho Hakan Uzan là bởi lí do Godin Holdings đã hết kiên nhẫn với sự đầu tư không như mong muốn, thì lần đầu tiên bị bán của hãng điện thoại cao cấp này diễn ra vì lí do... thiếu tiền.

Vào năm 2012, theo trang The Verge, khi Nokia đang dần gặp khó khăn, họ không chỉ quyết định đóng cửa mảng nghiên cứu công nghệ, sa thải 10 ngàn nhân viên mà còn bán lại Vertu cho quỹ đầu tư EQT của Thuỵ Điển với cái giá 200 triệu Euro để cứu vãn tài chính. Trong thương vụ này, Nokia được giữ lại 10% cổ phần của Vertu.

Những tưởng về chủ mới Vertu sẽ tốt hơn, nhưng chỉ ba năm sau (2015), Vertu tiếp tục đánh dấu cột mốc buồn trong lịch sử của họ. Vertu một lần nữa bị EQT bán lại cho quỹ đầu tư Godin Holdings và một "nhà đầu tư giấu tên" với cái giá không được tiết lộ và nguyên nhân Vertu bị bán cũng được giấu kín.

Những cột mốc đáng nhớ của Vertu

Năm 1998, thương hiệu Vertu được Nokia thành lập với mục đích tạo nên những chiếc điện thoại sở hữu thiết kế có một không hai, kết hợp cùng chất lượng đỉnh cao dành riêng cho giới thượng lưu.

Không như các hãng điện thoại khác, Vertu đặt nhà máy của mình ở Church Crookham, Hampshire thuộc Vương Quốc Anh. Đến tận năm 2003 họ mới cho ra mắt được dòng điện thoại đầu tiên, Vertu Signature.

Năm 2010, Vertu Constellation Quest chạy hệ điều hành Symbian là chiếc smartphone đầu tiên của họ. Một năm sau (2011), Vertu giới thiệu mẫu smartphone có màn hình cảm ứng đầu tiên: Vertu Constellation Touch, chiếc điện thoại này vẫn chạy hệ điều hành Symbian. 

Đến năm 2013, chiếc smartphone chạy Android do chính tay Vertu sản xuất mới xuất hiện với cái tên Vertu Ti. Sở hữu hệ điều hành được đông đảo người dùng ưa chuộng, kết hợp với thiết kế không đụng hàng và chất liệu tạo nên chiếc máy toàn loại đắt tiền, thế nên Vertu Ti chỉ dành cho giới nhà giàu mà thôi.





Nhắc tới Vertu là nhắc tới những chiếc điện thoại được lắp ráp bằng tay 100%. Nhưng điều làm nên sự khác biệt của điện thoại Vertu chính là vật liệu chế tạo. Các kim loại quý hiếm như Titan, vàng, bạch kim, thậm chí cả thép không gỉ và Liquidmetal đều có thể được dùng để chế tạo nên điện thoại Vertu.

Không chỉ được làm từ vật liệu đắt tiền, mà các công nghệ tân tiến, sự nghiên cứu tỉ mỉ cũng được Vertu đề cao. Ví dụ, chỉ để làm mẫu Vertu Signature đã cần đến 8 kĩ sư và phải mất tới 4 năm để hoàn thiện bàn phím cho chiếc điện thoại này.

Để bảo đảm từng thiết bị đều hoàn hảo trước khi đến tay người dùng, gần 100 cuộc kiểm nghiệm nghiêm ngặt đã được thực hiện trên mỗi sản phẩm. Cùng với đó là các dịch vụ xứng tầm đẳng cấp toàn cầu như: Vertu Concierge, Vertu Life, Fortress, Select,… đã góp phần tạo nên thương hiệu Vertu sang trọng.

Vertu và thị trường Việt

Vertu đã chính thức có mặt tại nước ta từ năm 2006. Tính đến 11/2016, Vertu đã bán ra 500 ngàn chiếc điện thoại lẫn smartphone khác nhau trên toàn cầu, và Việt Nam đã góp một phần trong đó.

Theo CafeF, ở Việt Nam, Vertu đã liên tục gặt hái những thành công, khi doanh thu của dòng điện thoại này vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Mẫu điện thoại cổ điển Signature S là sản phẩm được ưa chuộng nhất tại nước ta.

Vertu đã giới thiệu ba phiên bản Bespoke của dòng điện thoại Signature S độc quyền cho thị trường Việt vào năm 2016. Và kết quả họ thu được sau 6 tháng rất khả quan, Bespoke đã chiếm được 30% tổng doanh số của Vertu tại Việt Nam.

Ông Nicholas Holt - Tổng giám đốc Vertu khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong buổi chia sẻ với VnExpress đã nhìn nhận rằng Việt Nam là một trong những thị trường rất quan trọng đối với họ trong năm 2017.

Đó là những gì mình đã tìm hiểu và chia sẻ cùng bạn về Vertu, một công ty không chú trọng về số lượng, chỉ quan tâm đến chất lượng, sự đẳng cấp trên từng sản phẩm của họ. Tuy đã qua "3 lần đò", nhưng vẫn luôn còn đó một Vertu  đúng chất

 Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ngay bên dưới nhé.

Nguồn ( tổng hợp internet )




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MẠ VÀNG VỎ ĐIỆN THOẠI